Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cho F0 cách ly tại nhà

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, bất cứ ai cũng có nguy cơ trở thành F0. Nếu không may nhiễm bệnh, bạn có thể tham khảo những hướng dẫn chăm sóc, điều trị dưới đây:

1. Chế độ dinh dưỡng 

Đối tượng F0 cần có chế độ dinh dưỡng đủ chất, phù hợp

– Chế độ ăn cho F0 cần tăng cường 20% khẩu phần ( Thịt, cá + Hoa quả, rau xanh) so với ngày thường, chế độ ăn này nên duy trì cho đến ít nhất 2-4 tuần sau bệnh. 

– Chế biến thức ăn nên làm dễ tiêu, đa dạng. 

– Nước cũng nên uống tăng 20% so với bình thường (Ví dụ: Người 50kg, bình thường uống 50x40ml= 2.000 ml (2 lít), những ngày bệnh uống lên 2,4 lít)

2. Những sản phẩm, thuốc cần cho F0 chăm sóc, điều trị tại nhà

*Dành cho F0 trên 6 tuổi

1. Panadol x 10mg/kg cân nặng, 4h uống 1 lần, hết sốt thì không uống nữa.

2. Vosimed x 2 lọ, Ngày uống 4viên chia 2 lần

3. Surbex Z  x 30v, Uống 2viên/1 ngày, chia 2 lần

4. Vitamine E (Ecap) x 30viên, Uống 1viên/1 ngày vào buổi sáng 

5. Men Vi sinh Yobitic x 60 viên, Ngày uống 4 viên chia 2 lần

6. Súc miệng hàng ngày bằng nước muối, Listerin, Betadine 1%…

7.  Nếu sốt > 38⁰5, nên dùng thêm Azithromycine (Zithromax) 500mg x Ngày 1 viên trong 5 ngày.

8. Sắt( Dactus) uống 1 viên vào buổi sáng sau ăn.

*Trẻ em 

1. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt. Có thể dùng Paracetamol (Hapacol, Efferalgan, Doliprane, Tylenol…) với liều 10 -15mg/kg cân nặng/lần, 2 lần cách nhau ít nhất 4 tiếng.

2. Vệ sinh mũi nếu trẻ chảy nhiều nước mũi hoặc nước mũi đặc quánh. Nếu chảy mũi ít và trẻ không khó chịu chỉ cần lau bằng khăn mềm sạch là đủ.

3. Nếu trẻ ho, có thể dùng thuốc ho nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

3. Tập thể thao

– Nên đi bộ nhẹ nhàng quanh phòng( ít nhất 7000 bước/ngày) hoặc chạy bộ tại chỗ với vận tốc 140-150 bước/1 phút. 

– Tập thở: các tư thế nằm nghiêng trái, nghiêng phải, nằm sấp cúi đầu thẳng cổ, nằm ngửa thẳng cổ. Mỗi tư thế tập thở hít sâu, thở ra hết trong 30- 45 giây.

Tập thể thao, đi bộ nhẹ nhàng quanh phòng

4. Xử lý rác thải và rác thải y tế 

Rác thải và rác thải y tế của BN F0 cần được phân loại và bỏ cẩn thận theo tiêu chuẩn. BN F0 cũng nên đeo khẩu trang (để tránh virus lan trong không gian gia đình), và nên thay khẩu trang 2-4 tiếng/ 1 lần, bỏ khẩu trang như là rác thải y tế.

5. Tinh thần

Giữ tinh thần thoải mái, tâm lý ổn định

Giữ tinh thần thoải mái, tâm lý ổn định. Không bi quan, lo lắng. 

Thực hiện những hoạt động như đọc sách, xem phim hoặc một hoạt động sáng tạo. Điều này có thể giúp não bộ thư giãn, giải trí. 

Duy trì kết nối với bạn bè và gia đình qua mạng xã hội.

6. Một số lưu ý khác 

  • Tự theo dõi sức khỏe: Đo thân nhiệt, đếm nhịp thở, đo SpO2 ( nếu có thiết bị) ít nhất hai lần một ngày hoặc khi cảm thấy mệt mỏi, khó thở 
  • Tiếp tục sử dụng các thuốc điều trị bệnh nền theo toa của bác sĩ 
  • Nơi cách ly phải thông thoáng, không sử dụng máy lạnh trung tâm. Thường xuyên làm vệ sinh các bề mặt, vật dụng, nhà vệ sinh 
  • Có SĐT của nhân viên y tế cơ sở, địa phương để liên hệ khi cần tư vấn, hỗ trợ 

7. F0 đang điều trị tại nhà phải thông báo ngay nếu gặp MỘT trong các dấu hiệu sau 

Bộ Y tế lưu ý khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây, F0 đang điều trị tại nhà phải thông báo ngay với Cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời:

– Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

Khó thở, thở hụt hơi là một trong những dấu hiệu cần thông báo ngay

– Nhịp thở: Đối với người lớn: nhịp thở ≥ 20 lần/phút

Đối với trẻ em từ 1 đến dưới 5 tuổi: Nhịp thở: ≥ 40 lần/phút; Trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút

(Lưu ý ở trẻ em: đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc).

– SpO2 ≤ 96% (trường hợp phát hiện chỉ số SpO2 bất thường cần đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).

– Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50 nhịp/phút.

– Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo).

– Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

– Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.

– Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

– Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban…

– Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng…

Nguồn tham khảo: HCDC – Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM

Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế.

Báo chính phủ

Share

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

top